Trong một số trường hợp, Người lao động chưa được đào tạo về trình độ, tay nghề,... để đáp ứng điều kiện công việc thì Người lao động và Người sử dụng lao động có thể thỏa thuận về việc đào tạo nghề theo quy định pháp luật.
Điều này được quy định tại Bộ luật lao động 2019 như sau:
“Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề
1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
d) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
e) Trách nhiệm của người lao động.
3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.”
Bài viết này Luật sư của Nguyên Khải Law Firm sẽ làm rõ một số nội dung liên quan đến chi phí đào tạo.
1. Nghĩa vụ hoàn trả chi phí đào tạo
Người lao động sẽ phát sinh nghĩa vụ hoàn trả chi phí đào tạo cho Người sử dụng lao động khi Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
2. Điều kiện hoàn trả chi phí đào tạo
- Người lao động và Ngưởi sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
- Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
- Nội dung Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung sau:
(i) Nghề đào tạo;
(ii) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
(iii) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
(iv) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
(v) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
(vi) Trách nhiệm của người lao động.
3. Xác định chi phí đào tạo
Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.
4. Mức bồi thường chi phí đào tạo
Người lao động và Người sử dụng lao động có thể thỏa thuận mức bồi thường cụ thể tại Hợp đồng đào tạo, hoặc mức bồi thường có thể được tính dựa trên chi phí đào tạo thực tế và thời gian Người lao động đã làm việc cho Người sử dụng lao động sau đào tạo.
5. Giải quyết tranh chấp
Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên có thể thương lượng để giải quyết. Nếu không thỏa thuận được, có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định pháp luật.
Trên đây là một số nội dung cơ bản để Quý Khách hàng tham khảo. Trường hợp Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào liên quan có thể liên hệ theo thông tin dưới đây để được Luật sư tư vấn chi tiết.
—————————
Thông tin liên hệ:
NGUYÊN KHẢI LAW FIRM
⚖️Tận tâm & Hiệu quả
☘️Trao gửi NIỀM TIN nhận lại UY TÍN.
☘️Thấu hiểu & đồng hành cùng bạn trên mọi con đường tiêu diệt rủi ro pháp lý.
☎️ 0777 92 39 68
📩 nguyenkhailawfirm@gmail.com
🎾Website: https://nguyenkhailawfirm.com/